Giới thiệu rượu nếp cẩm

Giới thiệu rượu nếp cẩm

Rượu nếp cẩm là một trong những loại rượu thơm ngon, là đặc sản Thanh Hóa nổi tiếng. Rượu từ lâu đã trở thành một thức uống mang hương vị truyền thống của ẩm thực VIệt và là sản phẩm bán chạy nhất không chỉ ở Thanh Hóa mà các tỉnh khác cũng rất ưa chuộng.
Đặc điểm rượu nếp cẩm

Rượu nếp cẩm qua quá trình lên men và ủ sẽ có màu tím sẫm trông rất bắt mắt, khi uống có cảm giác ngọt ngọt nơi đầu lưỡi, rượu sẽ ngấm từ từ nên có thể uống được nhiều hơn so với rượu trắng nhưng khi đã say thì say lâu.

Rượu nếp cẩm có tác dụng gì?

Lượng chất sắt trong gạo nếp cẩm cao nên ăn gạo nếp cẩm thường xuyên có thể trị bệnh thiếu máu, phụ nữ có thai ăn nhiều nếp cẩm sẽ rất bổ máu và lợi sữa.

Cơm nếp cẩm có thể hạ hàm lượng choresterol có hại trong máu, giúp phòng bệnh tim mạch, đột quỵ và cao huyết áp.

Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống mà rượu nếp cẩm có thể xem như là một liều thuốc giúp tăng cường sức khỏe giúp con người phấn chấn, bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa.

Trong rượu nếp cẩm lên men có chứa vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.

Cách làm rượu nếp cẩm

Người dân xứ Mường thường dùng gạo nếp cẩm để ủ rượu. Muốn rượu đạt chất lượng cao nên chọn loại nếp cẩm hạt dài và thon, màu tím đậm. Người ta dùng cối xay tre để xát vỏ trấu sao cho hạt gạo vẫn còn nguyên. Sau khi đã sàng sảy cho sạch thì đem ngâm nước trong khoảng 10 – 12 tiếng.

Làm men rượu là một công đoạn khá cầu kì và công phu. Thường thì người làm rượu phải vào tận rừng sâu kiếm sa nhạn cùng thiên niên kiệu, đây là hai vị chính để làm men. Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác từ rễ, từ củ, lá của một số cây nhất định để đảm bảo được hương vị riêng của rượu nếp cẩm.

Sau khi gạo nếp cẩm được nấu chín, đem vãi ra nong tre hay sàng, quạt nguội. Sau đó cho men lá cây vào trộn đều tay rồi ủ đúng 3 ngày. Gạo lên men thành cơm rượu có vị thơm ngọt, cho vào chum sành. Có thể đổ thêm rượu nếp thường rồi dùng lá chuối khô hoặc vải ni lông bịt kín miệng chum. Sau đó, hạ thổ chum rượu.

Sau 3 tháng 10 ngày, chum rượu được đào lên, dùng khăn sạch tách lọc phần nước và bã. Những giọt rượu nếp cẩm như vừa sánh vừa tím óng lên như mật, như những giọt tinh hoa của đất trời.

Bảo quản

Ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *